Mũi Dãi trố mắt: “Mẹ kế cậu nấu ăn mà còn cho đường nữa hả?”
“Ừ, dì còn cho cả kẹo trái cây vào nấu cùng cháo ngũ cốc nữa, nên cháo ngọt ngọt. Mỗi tối dì còn cho bọn tôi uống một cốc mạch nha nữa, bảo là để bồi bổ.”
Mũi Dãi xuýt xoa: “Ôi, mẹ kế cậu còn tốt hơn cả mẹ ruột tôi!”
Mũi Dãi rơm rớm nước mắt: “Lần cuối tôi được uống mạch nha là tháng trước rồi, nhà tôi hết mạch nha từ lâu, mẹ bảo dưới quê đang thiếu thốn, nên phải tiết kiệm để gửi tiền về. Nhà tôi cũng chẳng còn tiền mà mua mạch nha nữa.”
Chu Vũ hít một hơi tự hào: “Ờ… vì ông nội của dì tôi quyền thế lắm, nên chúng tôi cũng được ăn đồ ngon. Mai sau lớn lên, tôi nhất định sẽ tốt với dì và ông nội dì!”
***
Ở trung tâm thành phố, Kiều Ngọc lại “xả túi” mua sắm, thấy có cả bông gòn nữa. Cô không chút do dự liền vung tay mua ngay.
Ở trung tâm thương mại cũng chỉ còn ba cân dầu đậu nành, cô mua hết sạch. Thấy không còn gì cần thiết nữa, cô liền nghĩ đến việc đi xem chợ đen một chuyến.
Cô đến gần một người phụ nữ có gương mặt hiền lành, hỏi một cách nhã nhặn: “Chị ơi, mấy đứa trẻ nhà em đói khát lắm rồi. Chị biết chỗ nào có thể đổi đồ không? Đắt mấy em cũng mua.”
Nghe xong, người phụ nữ hiểu ngay ý của Kiều Ngọc.
Những năm này, chợ đen không bị đàn áp quá khắt khe, vì suy cho cùng, dân chúng cũng cần lối sống sót.
Người phụ nữ chỉ đường cho Kiều Ngọc.
Cô đi đến một ngõ tối, có người canh gác, thấy cô đi lom khom lại gần, liền hỏi: “Mua hay bán?”
“Mua.”
“Ba hào.”
“… ” Đắt thế cơ à? Cướp à, nhất định là cướp!
Dù vậy, Kiều Ngọc vẫn ngoan ngoãn nộp tiền.
Ở đất lạ có "trùm địa phương" như thế này thì phải biết điều, làm gì cũng theo quy tắc để tránh rắc rối.
Chợ đen cũng không có gì đặc biệt, chủ yếu là hải sản khô và vài món hàng lỗi không ăn được, không cần phiếu nhưng giá cũng không đắt hơn trung tâm thương mại là mấy.
Kiều Ngọc là ai? Là người có tham vọng làm giàu lớn.
Kiều Ngọc liền ngăn không được cứ thế mà vung tiền. Lúc nào cũng nghĩ rằng rồi những thứ này sẽ có ích, ngay cả khi không cần thì từ bây giờ cách thập niên 80 còn 20 năm nữa cũng sẽ có lúc cần đến, khi đó bọn trẻ nhà cô đã lớn, phải lo đầy đủ chứ nhỉ?
Đến khi đó thì chẳng còn nạn đói, mà muốn đồ chắc chắn sẽ cần phiếu! Hàng lỗi cũng sẽ khó kiếm. Thôi thì chuẩn bị sẵn từ giờ cho chắc.
Hai cái phích nước, hai chiếc cốc tráng men treo hai bên gùi, nào là xà phòng, dép, vải vóc…
Thấy gì mua nấy.
Cuối cùng, cô cũng thấy bột mì cao cấp!
Cảm động đến phát khóc!
Từ lúc xuyên không tới đây, đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy bột mì cao cấp!
Cô chưa kịp hỏi giá thì người bán đã nói trước: “Đổi bằng thịt.”
Số bột cao cấp chỉ chừng năm cân, mà muốn đổi phải đưa hai cân thịt, loại nào cũng được, có thịt là đổi.
Nếu tính theo giá trước nạn đói, bột mì là ba hào một cân, năm cân là một đồng rưỡi. Thịt là tám hào một cân, hai cân là một đồng sáu. So sánh thời kỳ nạn đói thì giá bột và thịt cũng xấp xỉ nhau.
Tuy hơi lỗ, nhưng bột cao cấp cơ mà!
Dù bột này không trắng như bột đời sau, nhưng lại mịn màng đến nỗi Kiều Ngọc thấy thèm như lâu ngày chưa thấy thịt.
Trong không gian của cô còn nhiều thịt, nên cô lấy thịt thỏ ra để đổi.
Kiều Ngọc lấy từ gùi ra một con thỏ đã lột da, vui vẻ giơ lên trước mặt ông cụ đứng chợ đen. Con thỏ này ít nhất cũng nặng hai cân rưỡi.