Về đến nhà, ngoài chỗ bánh đã làm sẵn, Kiều Ngọc không nấu thêm gì mới, chỉ pha bột gạo xay với nước nóng và trộn với bánh rau dại. Cô còn lấy phần vỏ khoai hấp từ chiều, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi khuấy đều.

Cây bắp cải hai cân kia… chiếc hộp sao chép trong không gian đã đầy không thể nhét thêm. Trong hộp đã sao chép kha khá thịt xông khói và thỏ, nhưng chưa có lý do nào để đem ra nấu, tạm thời cô đành để bắp cải vào hộp sao chép, sao chép vài ngày cho đủ.

Bọn trẻ về nhà, thấy cơm canh đã bày sẵn trên bàn, đang định ăn thì bị Kiều Ngọc vỗ nhẹ vào tay: “Phải rửa tay trước đã!”

Bọn trẻ chẳng hỏi tại sao, ngoan ngoãn xếp hàng đi rửa tay.

Khi ngồi xuống ăn, bọn trẻ hỏi đến phần bánh, Kiều Ngọc mới nói: “Chiều nay dì đi thăm hàng xóm, chẳng lẽ lại đi tay không? Dì làm nhiều một chút, còn để lại ít cho các con nếm thử.”

Ăn xong, bọn trẻ đều liếm môi thích thú.

Bánh ngon, còn món bột gạo trộn rau và vỏ khoai thì... no bụng là được.

Chu Vũ là đứa lanh lẹ nhất, hỏi ngay câu mà cả bọn thắc mắc: “Dì ơi, khi nào chúng con mới được ăn bánh lần nữa?”

Kiều Ngọc đang pha thêm mạch nha cho tụi nhỏ uống, nghe vậy liền bật cười: “Đừng mơ nhé! Trong bánh có cả đường và sữa bột, ăn nhiều không kham nổi đâu! Mau uống xong mạch nha rồi rửa ráy chuẩn bị đi ngủ đi!”

“Dạ…”

Đành chờ lần sau vậy.

Vừa lúc Chu Văn rửa xong bát đũa, thì cô bé Dưa Muối từ nhà hội trưởng bưng hộp nhôm rửa sạch đến, trong hộp còn kèm thêm hai bắp ngô.

“Dì ơi, bà nội cháu cảm ơn dì đã cho bánh, bà bảo dì lần sau đừng mất công nữa, để dành cho các anh bổ dưỡng.”

Dưa Muối là một bé gái trạc tuổi Châu Quân, nước da ngăm nhưng khuôn mặt khỏe khoắn, chắc là chạy vội nên đôi má đỏ hây hây.

Kiều Ngọc thấy rất mến, bèn lấy hai viên kẹo trái cây dúi vào tay bé: “Cảm ơn cháu, cầm lấy kẹo mà ăn cho ngọt miệng nhé. À, cháu tên là gì?”

“Dạ, cháu tên là Dưa Muối ạ.”

“Tốt! Tên hay quá, dễ nuôi nè!” Kiều Ngọc lại khen cô bé có khuôn mặt sáng sủa và đôi má hồng khỏe mạnh.

Dưa Muối ngượng ngùng, chân bước lúng túng ra về.

Một bắp ngô thì cô nhét vào hộp sao chép, bắp còn lại để vào phòng ngủ chính.

Sáng hôm sau.

Kiều Ngọc lại ngủ tới khi nắng lên cao.

Khi mở mắt, thấy Tiểu Dũng như thường lệ ngồi chơi bên gối, cô đã quen, liền bế thằng bé đi rửa mặt.

Bế thử liền thấy nặng hơn một chút, cô hỏi đùa: “Con trai, có phải con mập lên không?”

Tiểu Dũng gật đầu, cười hì hì đáp: “Mập lên rồi.”

Rửa ráy xong, nhìn đồng hồ, cô chuẩn bị nấu cơm thì nghe tiếng gõ cửa.

Cô thắc mắc không biết ai liền bế Tiểu Dũng ra mở cửa.

Là chị Vương Chiêu Đệ.

“Em Kiều Ngọc, mai chị phải đi tàu rời đảo, định đổi vài món với mấy bà con trong đội sản xuất gần đó, em có muốn đi không?”

“Đổi đồ? Đổi gì thế chị?”

“Lấy tiền đổi hải sản, yên tâm, mấy món hải sản đó rẻ mà.”

Năm 1960, việc kinh doanh tư nhân bị cấm, nên ai nấy đều nói năng cẩn trọng, “dùng tiền đổi đồ” là cách để tránh bị để ý. Vài năm sau, khi phong trào này bị trấn áp, cụm từ “dùng tiền đổi đồ” thậm chí sẽ không ai dám nhắc đến.

“Suýt nữa thì quên mất.”

Ở vùng ven biển, thứ không bao giờ thiếu chính là hải sản!

“Được rồi! Mai chị Vương nhớ gọi em nhé, mình cùng đi!”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play